Theo trang naturalsociety.com, nếu bạn đang mắc bệnh béo phì thì dùng nhiều nước ngọt (soda) có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư. Ngoài những tác dụng tiêu cực trên, các nghiên cứu mới đã xác định soda có thể làm tăng rủi ro cho các bệnh nhân hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD.

Các nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu Úc và được công bố trên tạp chí “Respirology”, nhằm nghiên cứu sự liên quan giữa việc uống nhiều soda với rủi ro trong bệnh hen suyễn và COPD. 
Uống Soda làm tăng nguy cơ trong bệnh Hen và COPD
Sau khi nghiên cứu 17.000 người ở miền Nam nước Úc thường xuyên sử dụng các loại nước chanh, nước khoáng bổ sung vi lượng và nhiều loại nước ngọt khác, dựa theo nhu cầu tiêu thụ các loại nước ngọt của họ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, có 13,3% những người bị hen suyễn và 15,6% người bị COPD uống nhiều hơn 2 ly hoặc khoảng 0,5 lít nước ngọt mỗi ngày và điều này làm gia tăng các nguy cơ gặp các rủi ro về bệnh.


 Video thông tim về bệnh Hen suyễn và Phổi tắc nghẽn COPD
Khi soda được đưa vào cơ thể, siro bắp giàu đường fructose có chứa thủy ngân có thể gây hại cho cơ thể. Hợp chất trên có thể được xem như sự kết hợp giữa 1 chất độc hóa học và chất tạo ngọt nhân tạo (đường hóa học). Trung bình, 1 chai nước soda có chứa trên 60g, một chai nước khoáng bổ sung vitamin chứa 13g đường, lượng đường này khá cao và theo các bác sĩ, lượng đường tiêu thụ hằng ngày không những liên quan đến rủi ro của bệnh hen, COPD mà còn liên quan mật thiết đến bệnh béo phì, tiểu đường, ung thư và bệnh tim mạch.
Hoài Thu (theo naturalsociety.com)

Uống nhiều nước ngọt làm tăng rủi ro cho người bệnh hen và COPD

Theo trang naturalsociety.com, nếu bạn đang mắc bệnh béo phì thì dùng nhiều nước ngọt (soda) có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư. Ngoài những tác dụng tiêu cực trên, các nghiên cứu mới đã xác định soda có thể làm tăng rủi ro cho các bệnh nhân hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD.

Các nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu Úc và được công bố trên tạp chí “Respirology”, nhằm nghiên cứu sự liên quan giữa việc uống nhiều soda với rủi ro trong bệnh hen suyễn và COPD. 
Uống Soda làm tăng nguy cơ trong bệnh Hen và COPD
Sau khi nghiên cứu 17.000 người ở miền Nam nước Úc thường xuyên sử dụng các loại nước chanh, nước khoáng bổ sung vi lượng và nhiều loại nước ngọt khác, dựa theo nhu cầu tiêu thụ các loại nước ngọt của họ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, có 13,3% những người bị hen suyễn và 15,6% người bị COPD uống nhiều hơn 2 ly hoặc khoảng 0,5 lít nước ngọt mỗi ngày và điều này làm gia tăng các nguy cơ gặp các rủi ro về bệnh.


 Video thông tim về bệnh Hen suyễn và Phổi tắc nghẽn COPD
Khi soda được đưa vào cơ thể, siro bắp giàu đường fructose có chứa thủy ngân có thể gây hại cho cơ thể. Hợp chất trên có thể được xem như sự kết hợp giữa 1 chất độc hóa học và chất tạo ngọt nhân tạo (đường hóa học). Trung bình, 1 chai nước soda có chứa trên 60g, một chai nước khoáng bổ sung vitamin chứa 13g đường, lượng đường này khá cao và theo các bác sĩ, lượng đường tiêu thụ hằng ngày không những liên quan đến rủi ro của bệnh hen, COPD mà còn liên quan mật thiết đến bệnh béo phì, tiểu đường, ung thư và bệnh tim mạch.
Hoài Thu (theo naturalsociety.com)
Đọc thêm..

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh lý của phổi, với sự giới hạn thông khí không thể hồi phục hoàn toàn, gây nên tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi, làm bệnh nhân khó thở. Chúng ta hãy cùng điểm qua các cách giúp kiểm soát bệnh hiệu quả:
Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn thở oxy
Bệnh nhân COPD đang thở máy (ảnh minh họa)

4. Giữ cho thân thể khỏe mạnh


Tập thở

Các bài tập thở có thể giúp bạn mỗi khi bạn khó thở, giúp cho các cơ hô hấp trở nên khỏe mạnh hơn.

Đi bộ và tập thể dục đều đặn

Khi bạn làm cho các cơ tay, chân và thân mạnh lên, bạn có thể đi lại dễ dàng hơn. Đi bộ 20 phút là cách tốt nhất để khởi đầu.

Ăn thức ăn bổ dưỡng và giữ cân nặng thích hợp

Bạn hãy đề nghị người thân giúp bạn mua và chuẩn bị các thức ăn bổ dưỡng. Ăn nhiều trái cây và rau củ, ăn các thức ăn có đạm như thịt, cá, trứng, sữa và đậu nành.


5. Nếu bệnh của bạn đã vào giai đoạn nặng, hãy cố gắng sống tích cực tối đa. Làm cho cuộc sống của mình càng dễ dàng, thoải mái càng tốt.


- Hỏi thăm bạn bè và gia đình để được giúp đỡ và góp ý.
- Làm mọi việc chậm rãi;khi làm việc gì nên ngồi xuống.
- Mặc quần áo rộng cho dễ thở, chọn quần áo, giày dép sao cho dễ mặc.
- Nhờ người chuyển đồ đạc xuống nhà dưới để bạn khỏi phải lên lầu thường xuyên.
- Chọn một chỗ ngồi để bạn có thể nghỉ ngơi thoải mái và mọi người có thể đến thăm bạn được.

Đọc tiếp:


Bạn nên làm gì khi bị Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính? (Phần II)


Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh lý của phổi, với sự giới hạn thông khí không thể hồi phục hoàn toàn, gây nên tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi, làm bệnh nhân khó thở. Chúng ta hãy cùng điểm qua các cách giúp kiểm soát bệnh hiệu quả:
Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn thở oxy
Bệnh nhân COPD đang thở máy (ảnh minh họa)

4. Giữ cho thân thể khỏe mạnh


Tập thở

Các bài tập thở có thể giúp bạn mỗi khi bạn khó thở, giúp cho các cơ hô hấp trở nên khỏe mạnh hơn.

Đi bộ và tập thể dục đều đặn

Khi bạn làm cho các cơ tay, chân và thân mạnh lên, bạn có thể đi lại dễ dàng hơn. Đi bộ 20 phút là cách tốt nhất để khởi đầu.

Ăn thức ăn bổ dưỡng và giữ cân nặng thích hợp

Bạn hãy đề nghị người thân giúp bạn mua và chuẩn bị các thức ăn bổ dưỡng. Ăn nhiều trái cây và rau củ, ăn các thức ăn có đạm như thịt, cá, trứng, sữa và đậu nành.


5. Nếu bệnh của bạn đã vào giai đoạn nặng, hãy cố gắng sống tích cực tối đa. Làm cho cuộc sống của mình càng dễ dàng, thoải mái càng tốt.


- Hỏi thăm bạn bè và gia đình để được giúp đỡ và góp ý.
- Làm mọi việc chậm rãi;khi làm việc gì nên ngồi xuống.
- Mặc quần áo rộng cho dễ thở, chọn quần áo, giày dép sao cho dễ mặc.
- Nhờ người chuyển đồ đạc xuống nhà dưới để bạn khỏi phải lên lầu thường xuyên.
- Chọn một chỗ ngồi để bạn có thể nghỉ ngơi thoải mái và mọi người có thể đến thăm bạn được.

Đọc tiếp:


Đọc thêm..

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh lý của phổi, với sự giới hạn thông khí không thể hồi phục hoàn toàn gây nên tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi, làm bệnh nhân khó thở. Chúng ta hãy cùng điểm qua các cách giúp kiểm soát bệnh hiệu quả:

benh-nhan-copd-tho-oxy-bao-khi-khang
Bệnh nhân COPD đang thở oxy (ảnh minh họa)

Những việc bạn và gia đình có thể làm

1. Ngưng hút thuốc


Đây là việc quan trọng nhất bạn có thể làm để giúp cho phổi của bạn
- Ấn định ngày cai thuốc, thông báo với gia đình và bạn bè rằng bạn đang cố gắng cai thuốc lá và yêu cầu họ không để thuốc lá trong nhà, không hút thuốc trong nhà.
- Tránh xa những nơi hay những người làm cho bạn thèm hút thuốc. Dẹp bỏ các gạt tàn thuốc ra khỏi nhà bạn.
- Hãy làm cho mình bận rộn. Giữ cho đôi tay bận rộn. Ráng cầm một cây viết chì thay cho một điếu thuốc lá.
- Nếu bạn hút thuốc trở lại, đừng đầu hàng. Hãy cố gắng cai lần nữa. Nhiều người phải cai nhiều lần mới có thể bỏ hẳn được.

2. Hãy đến bác sĩ để được tư vấn và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn


Đi kiểm tra sức khỏe ít nhất 2 lần/năm, dù cho bạn thấy khỏe. Yêu cần bác sĩ viết ra các tên thuốc, liều lượng và thời điểm dùng thuốc.
Có nhiều dạng thuốc như thuốc hít, thuốc viên hay siro. Nếu bác sĩ kê đơn thuốc hít cho bạn, bạn phải học cách dùng bình thuốc hít đúng cách.

3. Giữ không khí trong nhà thật sạch.


- Tránh khói và các loại hơi gây khó thở
- Không để trong nhà có khói, hơi hay các mùi nồng, hắc
- Nếu phải sơn hay xịt thuốc diệt côn trùng thì nên làm việc đó khi bạn không có ở nhà
- Nấu nướng ở gần cửa hay cửa sổ mở để cho khói và các mùi nồng gắt bay ra ngoài dễ dàng. Đừng nấu nướng gần chỗ ngủ hay nơi bạn có mặt thường xuyên.

Còn tiếp: 

Bạn nên làm gì khi bị Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính? (Phần I)


Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh lý của phổi, với sự giới hạn thông khí không thể hồi phục hoàn toàn gây nên tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi, làm bệnh nhân khó thở. Chúng ta hãy cùng điểm qua các cách giúp kiểm soát bệnh hiệu quả:

benh-nhan-copd-tho-oxy-bao-khi-khang
Bệnh nhân COPD đang thở oxy (ảnh minh họa)

Những việc bạn và gia đình có thể làm

1. Ngưng hút thuốc


Đây là việc quan trọng nhất bạn có thể làm để giúp cho phổi của bạn
- Ấn định ngày cai thuốc, thông báo với gia đình và bạn bè rằng bạn đang cố gắng cai thuốc lá và yêu cầu họ không để thuốc lá trong nhà, không hút thuốc trong nhà.
- Tránh xa những nơi hay những người làm cho bạn thèm hút thuốc. Dẹp bỏ các gạt tàn thuốc ra khỏi nhà bạn.
- Hãy làm cho mình bận rộn. Giữ cho đôi tay bận rộn. Ráng cầm một cây viết chì thay cho một điếu thuốc lá.
- Nếu bạn hút thuốc trở lại, đừng đầu hàng. Hãy cố gắng cai lần nữa. Nhiều người phải cai nhiều lần mới có thể bỏ hẳn được.

2. Hãy đến bác sĩ để được tư vấn và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn


Đi kiểm tra sức khỏe ít nhất 2 lần/năm, dù cho bạn thấy khỏe. Yêu cần bác sĩ viết ra các tên thuốc, liều lượng và thời điểm dùng thuốc.
Có nhiều dạng thuốc như thuốc hít, thuốc viên hay siro. Nếu bác sĩ kê đơn thuốc hít cho bạn, bạn phải học cách dùng bình thuốc hít đúng cách.

3. Giữ không khí trong nhà thật sạch.


- Tránh khói và các loại hơi gây khó thở
- Không để trong nhà có khói, hơi hay các mùi nồng, hắc
- Nếu phải sơn hay xịt thuốc diệt côn trùng thì nên làm việc đó khi bạn không có ở nhà
- Nấu nướng ở gần cửa hay cửa sổ mở để cho khói và các mùi nồng gắt bay ra ngoài dễ dàng. Đừng nấu nướng gần chỗ ngủ hay nơi bạn có mặt thường xuyên.

Còn tiếp: 
Đọc thêm..

Cắt bỏ thùy phổi là một phẫu thuật dành cho các bệnh nhân có sự tổn thương không hồi phục hoàn toàn ở phổi: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ung thư, khối u phổi,…Người ta áp dụng phẫu thuật này khi các mạch máu ở gần phổi bị tổn thương nặng nề. Khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cắt bỏ thùy phổi bị tổn thương và giữ lại các mô phổi khỏe mạnh, đủ khả năng duy trì chức năng phổi.

Cát bỏ thùy phổi cho bệnh nhân có sự tổn thương không hồi phục hoàn toàn

Lý do phải cắt bỏ thùy phổi:

Các bệnh phổi nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh là lý do chính mà các bác sĩ đưa ra lời khuyên cắt bỏ thùy phổi cho người bệnh. Người bệnh nhiễm trùng: lao kháng thuốc, viêm hoặc áp xe mô phổi, có các ổ mủ hoặc các tổn thương đường hô hấp như giãn phế quản sẽ được các bác sĩ cân nhắc chỉ định này. Ngoài ra, các bệnh nhiễm trùng nấm, khí phế thũng và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) cũng là nguyên nhân phải cắt bỏ thùy phổi.

Phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi:


Cắt bỏ thùy phhổi cho người bệnh
Phương pháp chính được sử dụng đó là các bác sĩ sẽ phẫu thuật mở ngực, thực hiện trên các mặt bên của ngực giữa các xương sườn. Dụng cụ phẫu thuật được sử dụng sẽ giúp các bác sĩ có thể nhìn vào khoang ngực để xác định vị trí và loại bỏ các thùy phổi đã bị phá hủy hay tổn thương.
Một phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn hơn đó là các bác sĩ rạch một vết nhỏ đề chèn một camera nhỏ gọi là “thorascope” và dụng cụ phẫu thuật. Các “thorascope” truyền hình ảnh của khoang ngực lên một màn hình video cho phép bác sĩ có thể phẫu thuật loại bỏ các thùy mà không tác động lên các xương sườn. Theo một nghiên cứu năm 2012 trong “European Journal of Cardiothoracic Surge”, phẫu thuật “thorascope” sẽ giúp người bệnh giảm bớt nguy cơ gặp biến chứng như đau tim, huyết khối và bệnh nhân có thời gian nằm viện ngắn hơn so với phẫu thuật mở ngực.

Tiên lượng:

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi, kết quả chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: điều kiện phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trước khi phẫu thuật hay các giai đoạn của bệnh ung thư (nếu có). Trong một nghiên cứu năm 2007 về phẫu thuật bằng phương pháp thorascope, có 94,5% bệnh nhân ung thư phổi trong số 165 bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật đã kéo dài sự sống thêm 5 năm. Trong số 123 bệnh nhân đã phẫu thuật mở phổi để cắt bỏ thùy thì có 81,5% kéo dài thêm 5 năm sống.

Cân nhắc:

Các biến chứng liên quan đến cắt bỏ thùy phổi bao gồm nhiễm trùng, viêm phổi, chảy máu, đông máu và các vấn đề về tim như nhịp tim bất thường. Các bác sĩ sẽ đánh giá kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật để đảm bảo kết quả tốt nhất cho người bệnh.Các xét nghiệm máu, khám thực thể và bắt buộc người bệnh bỏ hút thuốc. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể được đặt một ống dẫn lưu để dẫn lưu dịch và khí ra ngoài. Ngoài ra, bệnh nhân cũng được theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện từ 4-7 ngày để xem xét việc phục hồi chức năng hô hấp có thể được kê đơn thuốc giảm đau sau phẫu thuật.
Ngô Hoài (biên tập)

Lưu ý cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) khi phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi

Cắt bỏ thùy phổi là một phẫu thuật dành cho các bệnh nhân có sự tổn thương không hồi phục hoàn toàn ở phổi: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), ung thư, khối u phổi,…Người ta áp dụng phẫu thuật này khi các mạch máu ở gần phổi bị tổn thương nặng nề. Khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cắt bỏ thùy phổi bị tổn thương và giữ lại các mô phổi khỏe mạnh, đủ khả năng duy trì chức năng phổi.

Cát bỏ thùy phổi cho bệnh nhân có sự tổn thương không hồi phục hoàn toàn

Lý do phải cắt bỏ thùy phổi:

Các bệnh phổi nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh là lý do chính mà các bác sĩ đưa ra lời khuyên cắt bỏ thùy phổi cho người bệnh. Người bệnh nhiễm trùng: lao kháng thuốc, viêm hoặc áp xe mô phổi, có các ổ mủ hoặc các tổn thương đường hô hấp như giãn phế quản sẽ được các bác sĩ cân nhắc chỉ định này. Ngoài ra, các bệnh nhiễm trùng nấm, khí phế thũng và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) cũng là nguyên nhân phải cắt bỏ thùy phổi.

Phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi:


Cắt bỏ thùy phhổi cho người bệnh
Phương pháp chính được sử dụng đó là các bác sĩ sẽ phẫu thuật mở ngực, thực hiện trên các mặt bên của ngực giữa các xương sườn. Dụng cụ phẫu thuật được sử dụng sẽ giúp các bác sĩ có thể nhìn vào khoang ngực để xác định vị trí và loại bỏ các thùy phổi đã bị phá hủy hay tổn thương.
Một phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn hơn đó là các bác sĩ rạch một vết nhỏ đề chèn một camera nhỏ gọi là “thorascope” và dụng cụ phẫu thuật. Các “thorascope” truyền hình ảnh của khoang ngực lên một màn hình video cho phép bác sĩ có thể phẫu thuật loại bỏ các thùy mà không tác động lên các xương sườn. Theo một nghiên cứu năm 2012 trong “European Journal of Cardiothoracic Surge”, phẫu thuật “thorascope” sẽ giúp người bệnh giảm bớt nguy cơ gặp biến chứng như đau tim, huyết khối và bệnh nhân có thời gian nằm viện ngắn hơn so với phẫu thuật mở ngực.

Tiên lượng:

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi, kết quả chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: điều kiện phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trước khi phẫu thuật hay các giai đoạn của bệnh ung thư (nếu có). Trong một nghiên cứu năm 2007 về phẫu thuật bằng phương pháp thorascope, có 94,5% bệnh nhân ung thư phổi trong số 165 bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật đã kéo dài sự sống thêm 5 năm. Trong số 123 bệnh nhân đã phẫu thuật mở phổi để cắt bỏ thùy thì có 81,5% kéo dài thêm 5 năm sống.

Cân nhắc:

Các biến chứng liên quan đến cắt bỏ thùy phổi bao gồm nhiễm trùng, viêm phổi, chảy máu, đông máu và các vấn đề về tim như nhịp tim bất thường. Các bác sĩ sẽ đánh giá kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật để đảm bảo kết quả tốt nhất cho người bệnh.Các xét nghiệm máu, khám thực thể và bắt buộc người bệnh bỏ hút thuốc. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể được đặt một ống dẫn lưu để dẫn lưu dịch và khí ra ngoài. Ngoài ra, bệnh nhân cũng được theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện từ 4-7 ngày để xem xét việc phục hồi chức năng hô hấp có thể được kê đơn thuốc giảm đau sau phẫu thuật.
Ngô Hoài (biên tập)
Đọc thêm..

1. Thuốc giãn phế quản

Thuốc giãn phế quản giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn bởi tác động làm đường thở giãn rộng, chống lại sự chít hẹp đường thở trong các cơn khó thở.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh COPD, bác sĩ có thể kê toa thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn hoặc lâu dài. Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn kéo dài khoảng 4-6 giờ và chỉ nên được sử dụng khi cần thiết. Tác dụng của thuốc giãn phế quản lâu dài kéo dài khoảng 12 giờ hoặc hơn và được sử dụng hàng ngày.
Hầu hết các thuốc giãn phế quản được đưa vào đường thở bằng một ống hít. Thiết bị này cho phép thuốc đi thẳng vào phổi của bệnh nhân. Việc sử dụng các thuốc xịt khác nhau là khác nhau và cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách sử dụng ống hít chính xác.
Nếu COPD nhẹ, bác sĩ chỉ có thể kê một thuốc giãn phế quản dạng hít tác dụng ngắn cho người bệnh. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc chỉ khi các triệu chứng xuất hiện. Với COPD giai đoạn vừa hoặc nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị thường xuyên bằng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn hoặc dài.

2. Kết hợp thuốc giãn phế quản dạng hít và corticoid

Thuoc gian phe quan dang hít
Nếu bệnh nhân mắc COPD giai đoạn nặng hoặc thường xuyên gặp các đợt cấp, bác sĩ có thể kê đơn kết hợp các loại thuốc bao gồm thuốc giãn phế quản và một thuốc corticoid dạng hít. Corticoid giúp giảm viêm đường hô hấp. Tuy nhiên, sử dụng duy nhất corticoid dạng hít không phải là một điều trị ưu tiên bởi các tác dụng phụ không mong muốn lên gan, thận, dạ dày,..
Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thử steroid dạng hít với các thuốc giãn phế quản trong thời gian 6 tuần đến 3 tháng để thử nghiệm xem liệu việc bổ sung các corticoid có giúp giảm các vấn đề về hô hấp của người bệnh hay không.
Ngô Hoài (biên tập)

Các thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD


1. Thuốc giãn phế quản

Thuốc giãn phế quản giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn bởi tác động làm đường thở giãn rộng, chống lại sự chít hẹp đường thở trong các cơn khó thở.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh COPD, bác sĩ có thể kê toa thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn hoặc lâu dài. Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn kéo dài khoảng 4-6 giờ và chỉ nên được sử dụng khi cần thiết. Tác dụng của thuốc giãn phế quản lâu dài kéo dài khoảng 12 giờ hoặc hơn và được sử dụng hàng ngày.
Hầu hết các thuốc giãn phế quản được đưa vào đường thở bằng một ống hít. Thiết bị này cho phép thuốc đi thẳng vào phổi của bệnh nhân. Việc sử dụng các thuốc xịt khác nhau là khác nhau và cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách sử dụng ống hít chính xác.
Nếu COPD nhẹ, bác sĩ chỉ có thể kê một thuốc giãn phế quản dạng hít tác dụng ngắn cho người bệnh. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc chỉ khi các triệu chứng xuất hiện. Với COPD giai đoạn vừa hoặc nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị thường xuyên bằng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn hoặc dài.

2. Kết hợp thuốc giãn phế quản dạng hít và corticoid

Thuoc gian phe quan dang hít
Nếu bệnh nhân mắc COPD giai đoạn nặng hoặc thường xuyên gặp các đợt cấp, bác sĩ có thể kê đơn kết hợp các loại thuốc bao gồm thuốc giãn phế quản và một thuốc corticoid dạng hít. Corticoid giúp giảm viêm đường hô hấp. Tuy nhiên, sử dụng duy nhất corticoid dạng hít không phải là một điều trị ưu tiên bởi các tác dụng phụ không mong muốn lên gan, thận, dạ dày,..
Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thử steroid dạng hít với các thuốc giãn phế quản trong thời gian 6 tuần đến 3 tháng để thử nghiệm xem liệu việc bổ sung các corticoid có giúp giảm các vấn đề về hô hấp của người bệnh hay không.
Ngô Hoài (biên tập)
Đọc thêm..
1. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường là một phương sách cuối cùng cho những người có các triệu chứng nghiêm trọng đã không được cải thiện từ uống thuốc.

Phẫu thuật cho những người bị COPD chủ yếu liên quan đến bệnh khí phế thũng bao gồm bullectomy (bul-EK-toe-me) và phẫu thuật giảm thể tích phổi (LVRS). Phẫu thuật ghép phổi có thể là một lựa chọn cho những người bị COPD rất nặng.
Phẫu thuật cho người bệnh phổi tắc nghẽn

1.1. Bullectomy

Khi các màng ngăn của các túi khí bị phá hủy, khoảng trống không khí trong phổi lớn tạo nên các bóng nước (BUL-e). Khi các bóng nước quá lớn, chúng có thể chèn ép luồng khí ra vào phổi. Trong một bullectomy, các bác sĩ loại bỏ một hoặc nhiều các bóng nước và giúp cải thiện hơi thở ở người bệnh.

1.2. Phẫu thuật phổi giảm âm lượng (giảm thể tích phổi)

Trong phẫu thuật giảm thể tích phổi (LVRS), bác sĩ phẫu thuật loại bỏ các mô bị hư hỏng từ phổi, giúp phổi hoạt động tốt hơn. Ở những nhóm bệnh nhân nhất, LVRS có thể cải thiện hơi thở và chất lượng cuộc sống.

1. 3. Ghép phổi

Trong phẫu thuật cấy ghép phổi, phổi bị hư hỏng được loại bỏ và thay thế bằng một lá phổi khỏe mạnh từ một người hiến.
Ghép phổi có thể cải thiện chức năng phổi của người bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, việc cấy ghép phổi có nhiều rủi ro, chẳng hạn như nhiễm trùng. Các phẫu thuật có thể gây tử vong nếu cơ thể có những phản ứng đào thải phổi cấy.
Phổi hư hỏng được loại bỏ và thay thế bằng lá phổi khỏe mạnh

2. Quản lý biến chứng

Triệu chứng COPD thường nặng dần lên theo thời gian. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xấu đi đột ngột. Ví dụ, cảm lạnh, cúm, hoặc viêm phổi có thể khiến các triệu chứng nhanh chóng xấu đi. Người bệnh có thể phải gắng để thở. Bên cạnh đó, bệnh nhân COPD có thể thấy tức ngực, ho nhiều, tăng đờm, màu sắc đờm thay đổi và sốt. Vì vậy, một trong những ưu tiên hàng đầu trong phòng và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng để hạn chế bệnh tiến triển nặng và tránh biến chứng bệnh.
Ngô Hoài (sưu tầm)

Các thủ thuật dành cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD

1. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường là một phương sách cuối cùng cho những người có các triệu chứng nghiêm trọng đã không được cải thiện từ uống thuốc.

Phẫu thuật cho những người bị COPD chủ yếu liên quan đến bệnh khí phế thũng bao gồm bullectomy (bul-EK-toe-me) và phẫu thuật giảm thể tích phổi (LVRS). Phẫu thuật ghép phổi có thể là một lựa chọn cho những người bị COPD rất nặng.
Phẫu thuật cho người bệnh phổi tắc nghẽn

1.1. Bullectomy

Khi các màng ngăn của các túi khí bị phá hủy, khoảng trống không khí trong phổi lớn tạo nên các bóng nước (BUL-e). Khi các bóng nước quá lớn, chúng có thể chèn ép luồng khí ra vào phổi. Trong một bullectomy, các bác sĩ loại bỏ một hoặc nhiều các bóng nước và giúp cải thiện hơi thở ở người bệnh.

1.2. Phẫu thuật phổi giảm âm lượng (giảm thể tích phổi)

Trong phẫu thuật giảm thể tích phổi (LVRS), bác sĩ phẫu thuật loại bỏ các mô bị hư hỏng từ phổi, giúp phổi hoạt động tốt hơn. Ở những nhóm bệnh nhân nhất, LVRS có thể cải thiện hơi thở và chất lượng cuộc sống.

1. 3. Ghép phổi

Trong phẫu thuật cấy ghép phổi, phổi bị hư hỏng được loại bỏ và thay thế bằng một lá phổi khỏe mạnh từ một người hiến.
Ghép phổi có thể cải thiện chức năng phổi của người bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, việc cấy ghép phổi có nhiều rủi ro, chẳng hạn như nhiễm trùng. Các phẫu thuật có thể gây tử vong nếu cơ thể có những phản ứng đào thải phổi cấy.
Phổi hư hỏng được loại bỏ và thay thế bằng lá phổi khỏe mạnh

2. Quản lý biến chứng

Triệu chứng COPD thường nặng dần lên theo thời gian. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xấu đi đột ngột. Ví dụ, cảm lạnh, cúm, hoặc viêm phổi có thể khiến các triệu chứng nhanh chóng xấu đi. Người bệnh có thể phải gắng để thở. Bên cạnh đó, bệnh nhân COPD có thể thấy tức ngực, ho nhiều, tăng đờm, màu sắc đờm thay đổi và sốt. Vì vậy, một trong những ưu tiên hàng đầu trong phòng và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng để hạn chế bệnh tiến triển nặng và tránh biến chứng bệnh.
Ngô Hoài (sưu tầm)
Đọc thêm..

Chẩn đoán xác định:

- Ho mãn tính: thường là triệu chứng đầu tiên: ho từng đợt mỗi ngày, ho cả ngày lẫn đêm.

- Tăng tiết đờm (đàm): tạo đờm liên tục trên 3 tháng và ít nhất 2 năm liên tiếp giống như trong bệnh viêm phế quản mãn tính.

- Khó thở: phát triển dần, thường xuyên xuất hiện, khó thở tăng khi gắng sức.

Ho mãn tính là dấu hiệu đầu tiên của bệnh phổi tắc nghẽn

Những bài Test vật lý:

Một phần quan trọng của việc chẩn đoán COPD là những bài test vật lý, hơi thở của bệnh nhân, tiền sử hút thuốc và lịch sử gia đình của người bệnh COPD. Điều đầu tiên đơn giản nhất là các thử nghiệm không xâm lấn, đo lường độ bão hòa của oxy trong máu.

 

- Đo phế dung: đây là một xét nghiệm đo lường lượng khí vào ra ở phổi trong một khoảng thời gian và được dùng để chẩn đoán COPD. Xét nghiệm này có thể chẩn đoán sớm COPD, thậm chí có thể xác định được giai đoạn của bệnh. Xét nghiệm này cũng có thể giúp các định ảnh hưởng của một số loại thuốc đến một bệnh nhân COPD.


Đo phế dung chuẩn đoán và xác định bệnh phổi tắc nghẽn
Đo phế dung chuẩn đoán và xác định bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

- Chụp X-quang: Chụp X-quang phổi có thể thấy hình ảnh tổn thương tại phổi trong bệnh COPD. Đồng thời, chụp X-quang còn hữu ích trong việc loại trừ các bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như COPD (ví dụ: viêm phổi).


Thu Hương (biên tập)

Chẩn đoán Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD - phương pháp nào hiệu quả?


Chẩn đoán xác định:

- Ho mãn tính: thường là triệu chứng đầu tiên: ho từng đợt mỗi ngày, ho cả ngày lẫn đêm.

- Tăng tiết đờm (đàm): tạo đờm liên tục trên 3 tháng và ít nhất 2 năm liên tiếp giống như trong bệnh viêm phế quản mãn tính.

- Khó thở: phát triển dần, thường xuyên xuất hiện, khó thở tăng khi gắng sức.

Ho mãn tính là dấu hiệu đầu tiên của bệnh phổi tắc nghẽn

Những bài Test vật lý:

Một phần quan trọng của việc chẩn đoán COPD là những bài test vật lý, hơi thở của bệnh nhân, tiền sử hút thuốc và lịch sử gia đình của người bệnh COPD. Điều đầu tiên đơn giản nhất là các thử nghiệm không xâm lấn, đo lường độ bão hòa của oxy trong máu.

 

- Đo phế dung: đây là một xét nghiệm đo lường lượng khí vào ra ở phổi trong một khoảng thời gian và được dùng để chẩn đoán COPD. Xét nghiệm này có thể chẩn đoán sớm COPD, thậm chí có thể xác định được giai đoạn của bệnh. Xét nghiệm này cũng có thể giúp các định ảnh hưởng của một số loại thuốc đến một bệnh nhân COPD.


Đo phế dung chuẩn đoán và xác định bệnh phổi tắc nghẽn
Đo phế dung chuẩn đoán và xác định bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

- Chụp X-quang: Chụp X-quang phổi có thể thấy hình ảnh tổn thương tại phổi trong bệnh COPD. Đồng thời, chụp X-quang còn hữu ích trong việc loại trừ các bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như COPD (ví dụ: viêm phổi).


Thu Hương (biên tập)
Đọc thêm..