Cơ chế bệnh sinh trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh thường gặp với biểu hiện đặc trưng của bệnh là rối loạn thông khí tắc nghẽn không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Việc chẩn đoán bệnh thường được đặt ra trong những trường hợp người bệnh có triệu chứng mạn tính (ho, khạc đờm kéo dài, khó thở gắng sức), hoặc trên những đối tượng có tiếp xúc kéo dài với các yếu tố nguy cơ (hút thuốc, tiếp xúc khói, bụi …). Bệnh thường có 4 đặc điểm sau đây:

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đặc trưng bởi tình trạng hạn chế lưu thông khí trên đường thở mạn tính, được thể hiện bằng giảm luồng khí thở ra tối đa.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn gây nên các cơn khó thở

- Tình trạng hạn chế lưu thông khí trên đường thở (tắc nghẽn) không hồi phục hoặc hồi phục không hoàn toàn.

- Các biểu hiện bất thường nhận thấy khi đo chức năng hô hấp thường có trước khi bệnh nhân cảm thấy có triệu chứng khó thở khi gắng sức do bệnh tiến triển dần dần và bệnh nhân thích nghi dần ở những mức độ khác nhau.

- Quá trình viêm mạn tính ở phổi có liên quan đến các đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính, lympho T. Quá trình viêm gây phá hủy cấu trúc nhu mô phổi, tăng tiết nhầy, dần dần làm hạn chế lưu thông khí trên đường thở.

Trần Vinh

Đăng nhận xét