Nên làm gì khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD?

Khi được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD, bạn có thể cảm thấy shock vì dường như không có chút thông tin nào về căn bệnh này. Đây là một thực tế, bởi hiện nay, số người biết về căn bệnh này ở nước ta còn rất hạn chế.

 

Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường trải qua nhiều cảm xúc khác nhau với căn bệnh của mình. Hoảng sợ, lo lắng và trầm cảm là những trạng thái cảm xúc phổ biến. Không có gì khó hiểu khi bạn hoảng sợ mỗi lần cảm thấy khó thở, không thở được hoặc không thể làm những hoạt động quen thuộc trước kia.

Tuy nhiên, bạn không nên cảm thấy xấu hổ hay ngượng ngùng nếu bạn có những cảm xúc đó. Có gần 4 triệu người Việt Nam mắc COPD, bạn không phải là người duy nhất. Hãy tham khảo những gợi ý dưới đây để có một cuộc sống khỏe mạnh hơn sau khi được chẩn đoán mắc COPD.

- Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cảm thấy chán nản hay lo lắng.

- Tìm hiểu các thông tin về bệnh: Việc hiểu những gì đang xảy ra tại phổi và học các kĩ thuật thở đúng có thể giúp bạn kiểm soát hơi thở tốt hơn.

- Nói chuyện và chia sẻ: Bạn có thể tham gia các CLB bệnh nhân Hen - COPD tại bệnh viện địa phương để được lắng nghe, chia sẻ kinh nghiệm điều trị; đồng thời cập nhật thông tin phòng và điều trị bệnh từ các chuyên gia, bác sĩ.

- Sống tích cực: Có những hoạt động nhất định bạn không thể làm như trước kia, nhưng đó không phải là lý do để bạn buông xuôi và từ bỏ. Bằng việc sống tích cực và tập thể dục đều đặn, bạn sẽ cải thiện sức khỏe tổng thể, sự linh hoạt, dẻo dai và trạng thái tâm sinh lý của bản thân.


Bỏ hút thuốc

người bệnh phổi tắc nghẽn nên làm gì
người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên bỏ thuốc lá


Nếu bạn đang hút, bỏ thuốc lá là điều đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần làm để làm chậm sự tiến triển của COPD. 

Thu Hương
Theo copdfoundation

Đăng nhận xét