Các thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD


1. Thuốc giãn phế quản

Thuốc giãn phế quản giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn bởi tác động làm đường thở giãn rộng, chống lại sự chít hẹp đường thở trong các cơn khó thở.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh COPD, bác sĩ có thể kê toa thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn hoặc lâu dài. Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn kéo dài khoảng 4-6 giờ và chỉ nên được sử dụng khi cần thiết. Tác dụng của thuốc giãn phế quản lâu dài kéo dài khoảng 12 giờ hoặc hơn và được sử dụng hàng ngày.
Hầu hết các thuốc giãn phế quản được đưa vào đường thở bằng một ống hít. Thiết bị này cho phép thuốc đi thẳng vào phổi của bệnh nhân. Việc sử dụng các thuốc xịt khác nhau là khác nhau và cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách sử dụng ống hít chính xác.
Nếu COPD nhẹ, bác sĩ chỉ có thể kê một thuốc giãn phế quản dạng hít tác dụng ngắn cho người bệnh. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc chỉ khi các triệu chứng xuất hiện. Với COPD giai đoạn vừa hoặc nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị thường xuyên bằng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn hoặc dài.

2. Kết hợp thuốc giãn phế quản dạng hít và corticoid

Thuoc gian phe quan dang hít
Nếu bệnh nhân mắc COPD giai đoạn nặng hoặc thường xuyên gặp các đợt cấp, bác sĩ có thể kê đơn kết hợp các loại thuốc bao gồm thuốc giãn phế quản và một thuốc corticoid dạng hít. Corticoid giúp giảm viêm đường hô hấp. Tuy nhiên, sử dụng duy nhất corticoid dạng hít không phải là một điều trị ưu tiên bởi các tác dụng phụ không mong muốn lên gan, thận, dạ dày,..
Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thử steroid dạng hít với các thuốc giãn phế quản trong thời gian 6 tuần đến 3 tháng để thử nghiệm xem liệu việc bổ sung các corticoid có giúp giảm các vấn đề về hô hấp của người bệnh hay không.
Ngô Hoài (biên tập)

Đăng nhận xét