Leukotriene một nhóm các hoạt chất trung gian hóa học được Samuelson và cộng sự phát hiện vào năm 1979. Leukotriene được sản xuất rất nhiều ở các bệnh nhân Hen phế quản và Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD so với người bình thường, gây co thắt phế quản và các phản ứng viêm khác như tăng sản xuất chất nhầy khiến người bệnh ho và khạc đờm liên tục.

Tác dụng của thuốc biến đổi Leukotriene với người bệnh COPD:

Các thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự chít hẹp đường thở do các yếu tố dị nguyên gây ra (nghĩa là làm giảm các phản ứng viêm gây tăng sản xuất chất nhầy làm người bệnh ho, khạc đờm, khó thở).
Tác dụng phụ của Leukotriene

Thuốc biến đổi Leukotriene có thể gây tác dụng phụ gì?

- Đầy hơi, khó tiêu hoặc buồn nôn

- Tiêu chảy

- Đau đầu

- Mệt mỏi

Cần báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng các thuốc biến đổi Leukotriene kèm theo Thyophylline, Coumadin hay aspirin hoặc khi sử dụng thuốc bạn thấy các hiện tượng: đau bụng bên phải, vàng da…

Người bệnh Hen và COPD sử dụng thuốc biến đổi Leukotriene như thế nào?

- Không sử dụng trong các trường hợp cấp cứu: cơn hen hay đợt cấp COPD.

- Uống cả viên, không nhai hay nghiền nhỏ viên thuốc

- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kể cả khi các triệu chứng bệnh đã thuyên giảm hay các triệu chứng bệnh không còn xuất hiện.

- Uống 2 giờ trước bữa ăn hoặc sau ăn 1 giờ vào mỗi buổi tối.

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá về tác dụng của thuốc biến đổi Leukotriene lên phụ nữ có thai và cho con bú, tuy nhiên, trong quá trình mang thai và cho con bú chỉ sử dụng các thuốc này nếu thực sự cần thiết.


Những lưu ý về thuốc biến đổi Leukotriene cho người bệnh COPD

Leukotriene một nhóm các hoạt chất trung gian hóa học được Samuelson và cộng sự phát hiện vào năm 1979. Leukotriene được sản xuất rất nhiều ở các bệnh nhân Hen phế quản và Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD so với người bình thường, gây co thắt phế quản và các phản ứng viêm khác như tăng sản xuất chất nhầy khiến người bệnh ho và khạc đờm liên tục.

Tác dụng của thuốc biến đổi Leukotriene với người bệnh COPD:

Các thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự chít hẹp đường thở do các yếu tố dị nguyên gây ra (nghĩa là làm giảm các phản ứng viêm gây tăng sản xuất chất nhầy làm người bệnh ho, khạc đờm, khó thở).
Tác dụng phụ của Leukotriene

Thuốc biến đổi Leukotriene có thể gây tác dụng phụ gì?

- Đầy hơi, khó tiêu hoặc buồn nôn

- Tiêu chảy

- Đau đầu

- Mệt mỏi

Cần báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng các thuốc biến đổi Leukotriene kèm theo Thyophylline, Coumadin hay aspirin hoặc khi sử dụng thuốc bạn thấy các hiện tượng: đau bụng bên phải, vàng da…

Người bệnh Hen và COPD sử dụng thuốc biến đổi Leukotriene như thế nào?

- Không sử dụng trong các trường hợp cấp cứu: cơn hen hay đợt cấp COPD.

- Uống cả viên, không nhai hay nghiền nhỏ viên thuốc

- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kể cả khi các triệu chứng bệnh đã thuyên giảm hay các triệu chứng bệnh không còn xuất hiện.

- Uống 2 giờ trước bữa ăn hoặc sau ăn 1 giờ vào mỗi buổi tối.

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá về tác dụng của thuốc biến đổi Leukotriene lên phụ nữ có thai và cho con bú, tuy nhiên, trong quá trình mang thai và cho con bú chỉ sử dụng các thuốc này nếu thực sự cần thiết.


Đọc thêm..
Stress oxy hóa là hậu quả của sự mất cân bằng giữa việc hình thành các gốc tự do có oxy - chất oxy hóa và các chất chống oxy hóa của cơ thể.

 Trà xanh là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa

Trong cơ thể, khoảng 95% lượng gốc tự do sinh ra trong hô hấp tế bào sinh năng lượng. Tại đây, hầu hết đều có sẵn các enzym chống oxy hóa và một số chất chống oxy hóa khác. Vì vậy, 95% phần gốc tự do này không gây hậu quả gì đáng kể.

Tuy nhiên, 5% gốc tự do còn lại được sinh ra do các hoạt động sinh lý khác (thực bào, viêm, ung thư, nhiễm khuẩn…) hoặc các chất gây ô nhiễm (khói, bụi, rượu, thuốc lá, hóa chất…). Chúng gây các tác hại nghiêm trọng và phức tạp đến cơ thể và hoạt tính chống oxy hóa với các gốc tự do này phụ thuộc vào các chất chống oxy hóa đưa từ ngoài cơ thể vào.
Tình trạng stress oxy hóa là tăng quá trình viêm và làm hẹp đường thở gây khó thở

Trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, có sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa các chất chống oxy hóa và chất oxy hóa. Tình trạng stress oxy hóa ngoài việc gây tổn thương trực tiếp đến phổi còn làm tăng quá trình viêm và làm hẹp đường hô hấp, gây khó thở cho bệnh nhân COPD.

Vì vậy, tăng cường các chất chống oxy hóa nội sinh có thể có lợi cho điều trị COPD. Chúng ta cũng có thể bổ sung các chất chống oxy hóa từ bên ngoài vào cơ thể, có thể tìm thấy nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa như: curcumin  diferuloymethane - một thành phần chính của củ nghệ; resveratrol (một flavanoid trong rượu vang đỏ); theophylline và apigallocatechin-3 gallate trong trà xanh. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, uống trà xanh mỗi ngày giúp tăng cường tuổi thọ và sức dẻo dai của cơ thể, làm khỏe dáng, đẹp da.

Hoài Thu (theo http://www.raysahelian.com)

Làm gì để đối phó với stress oxy hóa - tác nhân gây COPD

Stress oxy hóa là hậu quả của sự mất cân bằng giữa việc hình thành các gốc tự do có oxy - chất oxy hóa và các chất chống oxy hóa của cơ thể.

 Trà xanh là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa

Trong cơ thể, khoảng 95% lượng gốc tự do sinh ra trong hô hấp tế bào sinh năng lượng. Tại đây, hầu hết đều có sẵn các enzym chống oxy hóa và một số chất chống oxy hóa khác. Vì vậy, 95% phần gốc tự do này không gây hậu quả gì đáng kể.

Tuy nhiên, 5% gốc tự do còn lại được sinh ra do các hoạt động sinh lý khác (thực bào, viêm, ung thư, nhiễm khuẩn…) hoặc các chất gây ô nhiễm (khói, bụi, rượu, thuốc lá, hóa chất…). Chúng gây các tác hại nghiêm trọng và phức tạp đến cơ thể và hoạt tính chống oxy hóa với các gốc tự do này phụ thuộc vào các chất chống oxy hóa đưa từ ngoài cơ thể vào.
Tình trạng stress oxy hóa là tăng quá trình viêm và làm hẹp đường thở gây khó thở

Trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, có sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa các chất chống oxy hóa và chất oxy hóa. Tình trạng stress oxy hóa ngoài việc gây tổn thương trực tiếp đến phổi còn làm tăng quá trình viêm và làm hẹp đường hô hấp, gây khó thở cho bệnh nhân COPD.

Vì vậy, tăng cường các chất chống oxy hóa nội sinh có thể có lợi cho điều trị COPD. Chúng ta cũng có thể bổ sung các chất chống oxy hóa từ bên ngoài vào cơ thể, có thể tìm thấy nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa như: curcumin  diferuloymethane - một thành phần chính của củ nghệ; resveratrol (một flavanoid trong rượu vang đỏ); theophylline và apigallocatechin-3 gallate trong trà xanh. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, uống trà xanh mỗi ngày giúp tăng cường tuổi thọ và sức dẻo dai của cơ thể, làm khỏe dáng, đẹp da.

Hoài Thu (theo http://www.raysahelian.com)
Đọc thêm..
Đợt cấp của COPD là hiện tượng xảy ra cấp tính, biểu hiện bằng triệu chứng hô hấp xấu đi so với tình trạng thường ngày.  

Đặc trưng của COPD là tiến triển nặng dần với những đợt cấp. Các đợt cấp là nguyên nhân chính làm bệnh nhân phải nhập viện, làm bệnh tiến triển nặng hơn, nhanh hơn với các biến chứng nguy hiểm (suy tim phải, tràn khí màng phổi, suy hô hấp .v.v.) và cũng là nguyên nhân gây tử vong, tăng chi phí điều trị cho người bệnh. Do vậy dự phòng, điều trị đợt cấp một cách tích cực và đúng sẽ làm giảm đáng kể sự tiến triển của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng, giảm số lần nhập viện cũng như chi phí điều trị và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COPD. 

Đợt cấp COPD là nguyên nhân làm bệnh nhân phải nhập viện

Trung bình mỗi năm bệnh nhân COPD có 1-3 đợt cấp. Các yếu tố nguy cơ xuất hiện đợt cấp của bệnh gồm: tuổi cao, thời gian mắc bệnh lâu năm, thường xuyên ho và khạc đờm, nhiều lần phải nhập viện năm trước, điều trị nhiều kháng sinh, theophylin.  

Trong đợt cấp, bệnh nhân thường có biểu hiện ho khạc đờm tăng, số lượng đờm nhiều, đờm đục, khó thở tăng và có thể có biểu hiện của nhiễm trùng (sốt, mệt mỏi…). Bệnh nhân có thể có biểu hiện suy tim, suy hô hấp nặng lên hoặc xuất hiện tràn khí màng phổi trong đợt cấp. 
 

(Trích dẫn “Cẩm nang phòng và điều trị các bệnh hô hấp mạn tính”- NXB Lao Động 2014)

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - dự phòng & điều trị

Đợt cấp của COPD là hiện tượng xảy ra cấp tính, biểu hiện bằng triệu chứng hô hấp xấu đi so với tình trạng thường ngày.  

Đặc trưng của COPD là tiến triển nặng dần với những đợt cấp. Các đợt cấp là nguyên nhân chính làm bệnh nhân phải nhập viện, làm bệnh tiến triển nặng hơn, nhanh hơn với các biến chứng nguy hiểm (suy tim phải, tràn khí màng phổi, suy hô hấp .v.v.) và cũng là nguyên nhân gây tử vong, tăng chi phí điều trị cho người bệnh. Do vậy dự phòng, điều trị đợt cấp một cách tích cực và đúng sẽ làm giảm đáng kể sự tiến triển của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng, giảm số lần nhập viện cũng như chi phí điều trị và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COPD. 

Đợt cấp COPD là nguyên nhân làm bệnh nhân phải nhập viện

Trung bình mỗi năm bệnh nhân COPD có 1-3 đợt cấp. Các yếu tố nguy cơ xuất hiện đợt cấp của bệnh gồm: tuổi cao, thời gian mắc bệnh lâu năm, thường xuyên ho và khạc đờm, nhiều lần phải nhập viện năm trước, điều trị nhiều kháng sinh, theophylin.  

Trong đợt cấp, bệnh nhân thường có biểu hiện ho khạc đờm tăng, số lượng đờm nhiều, đờm đục, khó thở tăng và có thể có biểu hiện của nhiễm trùng (sốt, mệt mỏi…). Bệnh nhân có thể có biểu hiện suy tim, suy hô hấp nặng lên hoặc xuất hiện tràn khí màng phổi trong đợt cấp. 
 

(Trích dẫn “Cẩm nang phòng và điều trị các bệnh hô hấp mạn tính”- NXB Lao Động 2014)
Đọc thêm..
Nếu bạn bị COPD, cơ thể cần nhiều oxy hơn mức bình thường nên bạn có thể cảm thấy khó thở cả khi đi mua sắm hay nấu ăn. Tập luyện hợp lý sẽ giúp bạn thay đổi điều đó, khi cơ thể khỏe mạnh, bạn có thể dễ dàng thực hiện các hoạt động thường ngày.


1. Đi bộ

Đi bộ là lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc COPD

Đi bộ là lựa chọn tuyệt vời cho những người mới được chẩn đoán mắc COPD. Bạn có thể đi bộ bất cứ khi nào, nơi nào: ngoài công viên, trung tâm thể dục, hay bằng máy chạy bộ,…Nếu đi bộ khiến bạn mệt mỏi, đừng bỏ cuộc, bạn hãy thử tăng quãng đường lên 10 mét mỗi ngày hoặc thêm 30 giây. Ngay cả đi bộ với tốc độ chậm cũng rất hữu ích.


2. Đạp xe

Khi khó thở hãy dưng lại nghỉ ngơi vài phút


Bạn có thể đạp xe trong khuôn viên nhà, công viên. Nếu cảm thấy khó thở, hãy dừng lại nghỉ ngơi 1 vài phút sau đó tiếp tục quãng đường.


3. Nâng tạ

Nâng tạ nhẹ giúp bệnh nhân COPD có thể đưa đồ vật lên cao

Nâng tạ nhẹ giúp bạn có thể đưa đồ vật lên cao. Bạn có thể sử dụng chai nước làm tạ cho mình, giữ tạ bằng lòng bàn tay, đưa thẳng về phía trước, hít vào và kéo lại phía ngực, thở ra từ từ. Từ từ hạ tay xuống và hít vào. Hãy lặp lại 10-15 nhịp/1 lần tập.


4. Tập cơ đùi


Ngồi trên một chiếc ghế tựa, hít vào và thở ra từ từ với chân hướng thẳng ra phía trước sau đó hít vào khi hạ chân từ từ xuống sàn. Hãy thực hiện lần lượt từ chân trái qua chân phải hoặc ngược lại.


5. Tập cơ bụng


Hãy ngồi trên một chiếc ghế, đặt một tay lên ngực, bên dưới khung xương sườn. Từ từ hít vào bằng mũi và thở ra với đôi môi mím chặt. Lặp lại trong 5-10 phút và 3-4 lần/ngày. Cách thở này sẽ giúp bạn thở dễ dàng và chủ động hơn.


6. Tập “Tai - chi”:

Tập Tai - Chi giảm bớt stress, lo lắng

Tai - chi là một bài tập bắt nguồn từ Trung Quốc. Đây là bài tập cho tim và phổi mạnh khỏe và giúp săn chắc cơ bắp. Bài tập cũng giúp bạn thư giãn, giảm bớt lo lắng, stress,…Bạn có thể tìm kiếm một lớp học hoặc video hướng dẫn.


7. Thở chậm

Phương pháp thở tăng dung tích phổi

Hãy hít vào bằng mũi và mím chặt miệng, điều này giúp làm ấm và lọc không khí. Thở ra bằng miệng trong thời gian dài gấp đôi với việc hít vào. Khi nào thấy không thể tiếp tục, hãy dừng lại và nghỉ ngơi.


8. Sử dụng oxy trong quá trình tập luyện


Nếu bạn phải sử dụng oxy tại nhà, bạn có thể sử dụng ống dẫn dài hơn và hỏi ý kiến hướng dẫn của bác sĩ khi vừa tập luyện vừa sử dụng oxy.


Hoài Thu (theo webmd.com)

Một số bài tập thông minh cho người bệnh COPD

Nếu bạn bị COPD, cơ thể cần nhiều oxy hơn mức bình thường nên bạn có thể cảm thấy khó thở cả khi đi mua sắm hay nấu ăn. Tập luyện hợp lý sẽ giúp bạn thay đổi điều đó, khi cơ thể khỏe mạnh, bạn có thể dễ dàng thực hiện các hoạt động thường ngày.


1. Đi bộ

Đi bộ là lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc COPD

Đi bộ là lựa chọn tuyệt vời cho những người mới được chẩn đoán mắc COPD. Bạn có thể đi bộ bất cứ khi nào, nơi nào: ngoài công viên, trung tâm thể dục, hay bằng máy chạy bộ,…Nếu đi bộ khiến bạn mệt mỏi, đừng bỏ cuộc, bạn hãy thử tăng quãng đường lên 10 mét mỗi ngày hoặc thêm 30 giây. Ngay cả đi bộ với tốc độ chậm cũng rất hữu ích.


2. Đạp xe

Khi khó thở hãy dưng lại nghỉ ngơi vài phút


Bạn có thể đạp xe trong khuôn viên nhà, công viên. Nếu cảm thấy khó thở, hãy dừng lại nghỉ ngơi 1 vài phút sau đó tiếp tục quãng đường.


3. Nâng tạ

Nâng tạ nhẹ giúp bệnh nhân COPD có thể đưa đồ vật lên cao

Nâng tạ nhẹ giúp bạn có thể đưa đồ vật lên cao. Bạn có thể sử dụng chai nước làm tạ cho mình, giữ tạ bằng lòng bàn tay, đưa thẳng về phía trước, hít vào và kéo lại phía ngực, thở ra từ từ. Từ từ hạ tay xuống và hít vào. Hãy lặp lại 10-15 nhịp/1 lần tập.


4. Tập cơ đùi


Ngồi trên một chiếc ghế tựa, hít vào và thở ra từ từ với chân hướng thẳng ra phía trước sau đó hít vào khi hạ chân từ từ xuống sàn. Hãy thực hiện lần lượt từ chân trái qua chân phải hoặc ngược lại.


5. Tập cơ bụng


Hãy ngồi trên một chiếc ghế, đặt một tay lên ngực, bên dưới khung xương sườn. Từ từ hít vào bằng mũi và thở ra với đôi môi mím chặt. Lặp lại trong 5-10 phút và 3-4 lần/ngày. Cách thở này sẽ giúp bạn thở dễ dàng và chủ động hơn.


6. Tập “Tai - chi”:

Tập Tai - Chi giảm bớt stress, lo lắng

Tai - chi là một bài tập bắt nguồn từ Trung Quốc. Đây là bài tập cho tim và phổi mạnh khỏe và giúp săn chắc cơ bắp. Bài tập cũng giúp bạn thư giãn, giảm bớt lo lắng, stress,…Bạn có thể tìm kiếm một lớp học hoặc video hướng dẫn.


7. Thở chậm

Phương pháp thở tăng dung tích phổi

Hãy hít vào bằng mũi và mím chặt miệng, điều này giúp làm ấm và lọc không khí. Thở ra bằng miệng trong thời gian dài gấp đôi với việc hít vào. Khi nào thấy không thể tiếp tục, hãy dừng lại và nghỉ ngơi.


8. Sử dụng oxy trong quá trình tập luyện


Nếu bạn phải sử dụng oxy tại nhà, bạn có thể sử dụng ống dẫn dài hơn và hỏi ý kiến hướng dẫn của bác sĩ khi vừa tập luyện vừa sử dụng oxy.


Hoài Thu (theo webmd.com)
Đọc thêm..

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD là một tình trạng bệnh lý ở phổi, được đặc trưng bởi sự hạn chế lưu lượng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn. Sự hạn chế lưu lượng khí thở ra thường liên quan đến các đáp ứng viêm bất thường của phổi với bụi và khí độc hại.

Theo các nhà khoa học, đến năm 2020, COPD có khả năng là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong trên toàn thế giới. Hút thuốc là nguyên nhân gây ra khoảng 90% các trường hợp mắc bệnh. Nam giới chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nhưng tỷ lệ mắc ở nữ giới đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. 
COPD và Hen suyễn có thể gây nhầm lẫn

Bệnh hen suyễn được định nghĩa là tình trạng viêm mạn tính đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần. Bệnh hen đặc trưng bởi cơn hen cấp và nếu không được cấp cứu kịp thời người bệnh có thể tử vong ngay sau đó.

COPDHen suyễn có thể gây nhầm lẫn nếu không có những chẩn đoán xác định bằng các xét nghiệm cận lâm sàng. Sau đây là một số dấu hiệu so sánh giữa 2 căn bệnh hô hấp mãn tính nguy hiểm này:

STT
Bệnh COPD
Bệnh hen suyễn
1
Tuổi khởi phát thường > 35 tuổi
Tuổi khởi phát thường < 35 tuổi
2
Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) không có sự thay đổi trong ngày
Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) có sự thay đổi trong ngày
3
Khó thở thường xuyên mãn tính
Khó thở đột ngột, đặc biệt trong cơn hen
4
Thường không có tiếng khò khè khi thở
Có tiếng khò khè khi thở
5
Có tiền sử hút thuốc nhiều năm liền
Xảy ra với tỷ lệ cao cả ở người không hút thuốc, chủ yếu ở người có cơ địa dị ứng
6
Không có các triệu chứng “cảm cúm”
Có triệu chứng “cảm cúm” kéo dài hơn 10 ngày
7
Đợt cấp xảy ra khi có bội nhiễm hay thay đổi thời tiết
Cơn hen cấp thường xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên
 
Những triệu chứng phân biệt 2 căn bệnh này giúp cho các bác sĩ trong quá trình định hướng chẩn đoán bệnh để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân.

Hoài Thu (biên tập)

Phân biệt bệnh Hen suyễn và Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD là một tình trạng bệnh lý ở phổi, được đặc trưng bởi sự hạn chế lưu lượng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn. Sự hạn chế lưu lượng khí thở ra thường liên quan đến các đáp ứng viêm bất thường của phổi với bụi và khí độc hại.

Theo các nhà khoa học, đến năm 2020, COPD có khả năng là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong trên toàn thế giới. Hút thuốc là nguyên nhân gây ra khoảng 90% các trường hợp mắc bệnh. Nam giới chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nhưng tỷ lệ mắc ở nữ giới đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. 
COPD và Hen suyễn có thể gây nhầm lẫn

Bệnh hen suyễn được định nghĩa là tình trạng viêm mạn tính đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần. Bệnh hen đặc trưng bởi cơn hen cấp và nếu không được cấp cứu kịp thời người bệnh có thể tử vong ngay sau đó.

COPDHen suyễn có thể gây nhầm lẫn nếu không có những chẩn đoán xác định bằng các xét nghiệm cận lâm sàng. Sau đây là một số dấu hiệu so sánh giữa 2 căn bệnh hô hấp mãn tính nguy hiểm này:

STT
Bệnh COPD
Bệnh hen suyễn
1
Tuổi khởi phát thường > 35 tuổi
Tuổi khởi phát thường < 35 tuổi
2
Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) không có sự thay đổi trong ngày
Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) có sự thay đổi trong ngày
3
Khó thở thường xuyên mãn tính
Khó thở đột ngột, đặc biệt trong cơn hen
4
Thường không có tiếng khò khè khi thở
Có tiếng khò khè khi thở
5
Có tiền sử hút thuốc nhiều năm liền
Xảy ra với tỷ lệ cao cả ở người không hút thuốc, chủ yếu ở người có cơ địa dị ứng
6
Không có các triệu chứng “cảm cúm”
Có triệu chứng “cảm cúm” kéo dài hơn 10 ngày
7
Đợt cấp xảy ra khi có bội nhiễm hay thay đổi thời tiết
Cơn hen cấp thường xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên
 
Những triệu chứng phân biệt 2 căn bệnh này giúp cho các bác sĩ trong quá trình định hướng chẩn đoán bệnh để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân.

Hoài Thu (biên tập)

Đọc thêm..